Nguyễn Chương-Mt
12h ·
Bài dưới đây để rộng đường tham khảo, sẵn sàng đón nhận ý kiến đa chiều trong tinh thần cầu tiến.
THÁP CHÀM, NGƯỜI CHÀM
* Cách gọi "Chăm", chú ý, chỉ mới xuất hiện "qui định" từ 1979 trở lại đây mà thôi; trong khi "CHÀM" đã là cách gọi của người Việt suốt VÀI TRĂM NĂM và người CHAM cũng chấp nhận cách gọi "CHÀM" từ người Việt, đã lâu rồi.
* Rất thú vị, hiện nay vẫn đang định vị với tên gọi "Thành phố Phan Rang - Tháp CHÀM" (không gọi "Chăm") thuộc tỉnh Ninh Thuận!
&1&
Có một số người cho rằng nói "CHÀM" là không phải phép, là miệt thị (?!). Nhà nghiên cứu Inrasara lên tiếng (trong bài "Chăm hay CHÀM đúng?"):
"Người viết bài này (Inrasara) năm 1994 vẫn có một tiểu luận đăng trên tạp chí Văn học: "Ca dao - dân ca, tiếng nói trữ tình của dân tộc CHÀM" hay có bài thơ có tên là "Apsara, vũ nữ CHÀM" (Tháp nắng, 1996). Tôi phân biệt đối xử với chính tôi à?".
Anh Inrasara phân tích, diễn giải. Theo đó:
- "CHÀM" là do người Việt phiên âm chữ CHAM (hay CAM). CHAM trong akhar thrah, chữ truyền thống Cham, viết không có dấu âm, đọc là "Cham".
Cả người Thái, người Lào hay Khmer cũng đọc là "Cham".
- Trước 1979, suốt miền Trung không có gọi "Chăm" mà chỉ có CHÀM, gọi Tháp Chàm, Cù lao Chàm, giếng Chàm...
- Trước 1975, người CHAM bản xứ khi dùng tiếng Việt vẫn dùng thuật ngữ "CHÀM" trong mọi lĩnh vực: như "Trung tâm văn hóa Chàm"; "Nội san Panrang, tiếng nói của cộng đồng sắc tộc Chàm - Ninh Thuận"; Tự điển Chàm - Việt - Pháp.v.v...
(hết trích)
&2&
Trong tiếng Anh, ghi: Cham.
Người Tàu phiên âm đọc /Zhàn/, ghi 佔 (chữ Hán này kéo theo âm Hán-Việt là "chiêm");
Trong tiếng Hindi: चाम, đọc là chaam (gần với phát âm "chàm");
Người Việt đọc "CHÀM", ghi bằng chữ Nôm 𪷞 (ký tự này KHÔNG có trong chữ Hán)!
Cách gọi "CHÀM" (ghi chữ Nôm 𪷞), do người Việt phiên âm khi tiếp xúc với tộc người bổn xứ nơi Đàng Trong, cách đây đã hơn 400 năm!
(có vài người thay vì "CHÀM", lại ghi "Chăm" bằng ký tự... 佔, ồ, đây là chữ Hán mà âm Hán-Việt đọc rõ rành là "chiêm")
&3&
"Giờ đây, nhân loại mới có thể nhận diện ít nhiều được lộ trình – vận mệnh của một dân tộc mạnh mẽ vào bậc nhất của Đông Nam Á xa xưa mà nay chỉ còn trong cổ sử và huyền thoại", trích từ bài "Theo dòng thơ về Champa" của Tuệ Lãng.
Mời đọc những dòng suy tưởng trích từ bài Tuệ Lãng:
"... Trước dòng lưu chuyển cuồn cuộn của đời sống hiện đại, người ta lại trở về trước những ngọn tháp, đứng bên cạnh những thiên thần, vũ nữ, cây lá và thú vật sống động trên đá để tắm mình trong một thế giới huyền thoại và để đắm mình trong suy tư…
… Đây, những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng CHÀM lở lói rỉ rên than
(trích tập thơ "Điêu tàn" của Chế Lan Viên)
... Có người nhìn thấy con bò đá canh giữ vòm trời tinh tú cứ " trầm tư như một nhà hiền triết"; điệu luân vũ của những apsara vẫn tràn đầy gợi cảm và sắc màu hoan lạc,…
Em vào trong đá
Nụ cười bí mật
Từ đá em ra vồng ngực
Tôi không dám lên đền
Sợ nhìn đổ nát vòm thiêng
(nhà thơ Hoàng Hưng – bài "Trưa CHÀM")
(hết trích)
THAY LỜI KẾT
Khi quí bạn đến miền duyên hải ngoài Trung, từ hàng trăm năm đã có những câu ca dao của người Việt, như:
"Ai về Tuy Phước ăn nem
Ghé qua Hưng Thạnh mà xem tháp CHÀM"
"Ngó lên trên đỉnh tháp CHÀM
Nhớ ai như nhớ bóng nàng năm xưa"
Đó, hiện nay, có thành phố mang tên "Phan Rang - Tháp CHÀM" (không gọi tháp "Chăm").
Bởi vì, theo Inrasara, "CHÀM còn nguyên bản, còn truyền thống hơn, nên chính xác hơn "Chăm"./.
------------------------------------------------------------
Hình ảnh Đền tháp, theo tiếng Chàm (Cham), PO KLAUNG YĂGRAI 1151-1205 (bây giờ thấy ghi Po Klong Garai). Một nguồn khác cho rằng PO KLAUNG YĂGRAI và Jaya Indravarman IV ( जय इन्द्रवर्मन् ) có thể là cùng một người.
"Jaya"(जय) thuộc về Tước (nghĩa của Jaya là "Chiến thắng"); "- varman" (वर्मा, nghĩa "Tấm khiên") thuộc về Hiệu, dành cho những người đứng đầu Champa.
"Indra" là tên một vị thần chiến binh, trong Ấn Độ giáo Rigveda.
https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=2064620860638550&id=100012719672028
No comments:
Post a Comment