Tuesday, March 18, 2025

Chuyện vui: Ông ngoại thật lợi hại!

Một buổi sáng như mọi ngày, Tí cùng ông ngoại đi bộ trong công viên gần nhà tập thể dục.
Đang đi, Tí thấy một cô gái rất xinh xắn đang tập thể dục gần đó và phải ngoái cổ lại nhìn hai ba lần.

Ông ngoại chú ý thấy cử chỉ của Tí liền hỏi:
- "Con có muốn lấy số điện thoại của cô gái đó không?"
- "Dạ, thôi con ngại lắm ngoại ơi!" -
Tí mặt ửng đỏ lên trả lời.
- "Có gì mà ngại, coi ngoại nè!"

Ngoại Tí vừa nói vừa đi về phía cô gái.
Khoảng 10 phút sau, điện thoại của Tí có một số lạ gọi tới, một âm thanh trong trẻo bên kia:
- "A lô, anh Tí phải không ạ? Ngoại của anh bị lạc đường, anh mau mau tới công viên FB đón về nhé! Nhanh nhanh nha anh!"
- "Ông ngoại thật lợi hại! 🤪😅" -
Tí mỉm cười và nhanh chóng bước đi.
(Sưu tầm)

-----===o0o===-----

Sunday, January 12, 2025

Yang Phan - Ngày tôi và thằng bạn thân đi xin việc, em là...

Tác giả ✍️: Yang Phan
August 13, 2024

Ngày tôi và thằng bạn thân đi xin việc, em là người chấm bài test. Cuối cùng, thằng bạn đậu, tôi rớt.
- Bài của anh chưa tốt. - Người nói thế.
Lòng buồn hiu, tôi về nhà. Thằng bạn an ủi:
"Thôi, để tao tìm cách giúp mày."
Không ngờ, sáng hôm sau, em bất ngờ gọi lại. Em bảo, tôi được nhận.
- Tại sao thế? - Tôi hồ hởi.
- Bạn anh có khen là anh rất cầu tiến. Công ty em thì còn thiếu một chỗ do bạn đậu trước đó đã nghỉ nên...
- À, vậy thì thôi! - Bỗng nhiên, tôi cắt ngang - ... anh muốn người ta nhận vì năng lực của mình.
Đầu dây bên kia khựng lại. Rồi em bật cười:
- Vâng, hẹn gặp lại anh.
Cứng miệng là thế, hôm đó tôi buồn tênh. Bỏ mẹ! Đã cần việc, còn sĩ diện...
_________
Sau đó, tôi kiếm được việc ở một công ty quảng cáo và bất ngờ gặp lại em. Người vẫn là "kẻ chấm bài". Còn tôi phải thuyết phục em công ty tôi là lựa chọn tốt nhất.
Trong phòng họp, em vắt tréo chân, nhìn tôi bằng ánh mắt thú vị. Người nói:
- Anh trình bày đi.
Tôi gật đầu, rồi hắng giọng. Kết thúc buổi thuyết trình, em im lặng chốc lát rồi đáp gọn lỏn:
- Tốt.
Đó là lần đầu tiên, công ty tôi nhận được một dự án lớn. Khoảnh khắc đó, tôi cười toe toét.
Kể từ đó, tôi và em làm việc cùng nhau. Em vẫn khó chịu như ngày đó. Đổi lại, em luôn dành cho tôi sự dịu dàng đến lạ. "Em thích ý tưởng này," "bên mình làm ổn lắm". Dần dần, chính tôi cũng có tình cảm với em.
Một lần, tôi gọi công việc lúc 10 giờ tối. Em nghe hết, rồi bảo chút nữa gọi lại.
- Giờ em mới ra khỏi công ty. Chút mình nói tiếp nhé.
- Uả, em chưa ăn gì à?
- À, chưa.
- Đi ăn "khum"? - Tôi rủ mà lòng không tin nổi mình dám nói như thế.
Đầu dây bên kia im ắng. Rồi em cười lớn:
- OK. Đi ăn vui vẻ, không công việc nha...
________
Đó là lần đầu tiên tôi gặp em ngoài phạm trù công việc. Vì đã khuya, chúng tôi hẹn ăn hủ tíu gõ.
- Lương cao thì cũng ăn mì gõ thôi. - Em cười.
Khi đó, tôi mới nhìn kỹ em. Mắt sâu. Lông mi cong. Môi dày. Bỗng nhiên, tim tôi lỗi nhịp. Tôi trêu:
- Ừ, vậy mà ngày nào tụi mình cũng đăng hình sang chảnh trên Facebook.
Chúng tôi cười lớn. Sau cuộc nói chuyện phiếm, tôi hỏi khẽ:
- Em nhận dự án này có liên quan gì đến chuyện từ chối anh khi xưa không?
Em lắc đầu:
- Không. Công ty anh làm tốt thật. Còn về tình cảm, thì đúng là em ưu ái anh hơn.
- Vì sao?
Em lấp lửng:
- Anh giỏi hơn em, vậy thôi.
________
Chúng tôi hẹn hò nhau, nhưng kết thúc dự án, tôi mới ngỏ lời yêu. Thời điểm đó, em cũng nghỉ việc.
- Chỗ đó tốt mà, sao nghỉ? - Tôi sửng sốt.
- Tại em không muốn gặp tình cũ ở đó nữa. - Em đáp nhẹ nhàng.
Lúc này, tôi càng hoang mang. Em chưa từng kể có tình cũ làm chung công ty.
- Chuyện này anh chưa nghe bao giờ.
- Hồi đó, em và tình cũ cũng cùng xin vào công ty. - Em kể dịu dàng - ... Em bị đánh rớt, ảnh thì đậu. Nhưng rồi, Tình Cũ tìm cách xin cho em vào chung.
- Có à? - Tôi ngạc nhiên.
- Ừ - Em gật đầu - ... vì công ty khi đó cũng không tìm được ai khác, đành nhận em. Nhưng rồi, em thăng tiến nhanh hơn, tình cũ thì giậm chân tại chỗ. Từ đó, tụi em cãi vã mà chia tay. Đến nay, em vẫn bị xem là kẻ "ăn cháo đá bát" trong mắt tình cũ.
Nói đến đây, em thở dài. Khi đó, tôi mới hiểu, tại sao em lại ấn tượng với tôi như thế.
- Nếu đã vậy, sao khi xưa em còn kêu anh vào làm trở lại?
- Em thử anh thôi. Nếu anh chịu, em cũng đánh rớt anh à. - Em cười lớn. - Nhưng anh giỏi, và tự trọng hơn em rất nhiều.
Giây phút đó, tôi đỏ mặt. Tôi toan giỡn điều gì đó, rằng em thật ranh mãnh. Nhưng chẳng hiểu sao, tôi chỉ ôm em. Và nghe em cười, rồi sau đó khóc.
Chỉ vậy...
_________

CÀNG BIẾT NHIỀU, CÀNG NÓI ÍT…

1. Tranh cãi với kẻ ít hiểu biết chỉ chứng minh bạn cũng là người như họ.
2. Tự tin thì im lặng, bất an thì lớn tiếng.
3. Nước sâu thì chảy chậm, người khôn thì nói ít.
4. Nghe nhiều, biết nhiều, nói ít.
5. Càng nói nhiều, càng tự ràng buộc, hãy giới hạn bản thân bằng những lời nói.
6. Im lặng khi đúng, im lặng khi sai, im lặng để qua đi, im lặng để trưởng thành.
7. Cao giọng lớn tiếng không đồng nghĩa với việc bạn trên cơ kẻ khác. Điều đó chỉ chứng minh bạn vừa không có kiến thức, lại vừa bất lịch sự mà thôi.
8. Lời thị phi chỉ là chuyện trong thiên hạ, vĩnh viễn không phải là thước đo đánh giá một con người.
9. Đời người ngắn lắm, sống cho mình còn chưa đủ, thời gian đâu đi làm hài lòng người khác.
(Sưu tầm)

Sunday, January 5, 2025

ĐÔI KHI LY HÔN CHỈ LÀ THỬ THÁCH, QUAY TRỞ LẠI MỚI LÀ HẠNH PHÚC

(Đăng lại từ Internet - Không biết tác giả)
Con gái nhậρ viện, tôi ρhải hỏi vay tiền chồng cũ. Đến nhà chồng cũ, tôi bất ngờ nhìn thấy bức ảnh cưới cũ của tôi và anh vẫn được lau sạch sẽ treo trong ρhòng ngủ. Về đến nhà thấy bức ảnh cưới treo sau cáпh cửa, khiến tôi ôm mặt khóc nức nở.
Cuộc hôn nhân của tôi và chồng cũ kéo dài 7 năm rồi tan vỡ…Có lẽ vì quãng thời gian ở bên nhau, cả hai chúng tôi đều không biết sẻ chia, không biết làm cho tình cảm vợ chồng tươi mới, lãng mạn…
Cứ ngỡ rằng cưới xong thì sẽ ở bên nhau mãi mãi, là thuộc về mình rồi nên chúng tôi không còn quan tâm, chăm sóc nhau như thời mới yêu. Theo thời gian, mọi thứ đều nhạt nhẽo rồi chúng tôi ly hôn, mỗi người một nơi….
Sau khi đường ai nấy đi, tôi một mình nuôi con gái. Lúc này do ρhải gánh vác mọi thứ trên vai nên tôi cảm thấy rất áρ lực. Tôi cũng thấm hiểu hơn trước đây, ngày nào đi làm về chồng cũng tỏ vẻ mệt mỏi vì công việc, mà tôi thì cứ tưởng rằng anh khó chịu với mình. Thì ra, đôi lúc vấn đề cơm áo gạo tiền luôn làm cuộc sống mệt căng thẳng hơn.
Nếu không biết thông cảm cho nhau thì dễ tạo ra xích mích lớn…Vì có hai mẹ con sống với nhau, nên khi tan sở là tôi vội vã trở về nhà cơm nước, tắm rửa cho con ăn, dọn dẹρ nhà cửa, ăn uống rồi mới nghỉ ngơi.
Trước khi đi ngủ, con bé luôn miệng nói nhớ bố…! Nghe con nói vậy tôi thấy thương con và tủi thân lắm. Nghĩ lại những ngày tháng tốt đẹρ trước đây gia đình trọn vẹn đầy đủ vợ chồng mà nhiều đêm tôi không kìm được nước mắt…!
Cách đây vài ngày, con gái tôi bị ho khó thở, tôi vội vàng đưa con đến bệnh viện. Thật tình trong túi tôi chỉ còn gần một triệu đồng, bởi một mình tôi đi làm chỉ đủ duy trì cuộc sống bình thường, chứ không dành dụm được gì cả.
Nên khi nghe bác sĩ bảo con bị viêm ρhổi ρhải nằm viện mấy ngày điều trị và theo dõi, tôi đành muối mặt đi vay tiền chồng cũ… Khi biết con gái nằm viện, chồng cũ chạy vội đến tranh thủ đóng toàn bộ viện ρhí cho con.
Khi nhìn thấy anh đóng tiền, tôi nghẹn ngào trào nước mắt. Anh thấy tôi vậy, lại gần ôm nhẹ tôi để an ủi. Tôi cám cảnh mẹ đơn thân nuôi con thật khó khăn vất vả, nhất là khi trái gió trở trời ốm đau mới thấy tủi thân kinh khủng. Đặc biệt là trong hoàn cảnh của tôi, chẳng có tiền cũng chẳng có người thân nào giúρ.
Nhưng tôi cố gượng để chứng minh cho chồng cũ biết, mình mạnh mẽ thế nào….Những ngày con nằm viện, tôi ρhải nghỉ ρhéρ để chăm con, còn chồng cũ thì đi làm về lại mang cơm nước, hoa quả và cả đồ chơi đến cho con!
Sau khi con khỏi bệnh, cả hai chúng tôi đều cùng làm thủ tục cho con xuất viện. Chồng cũ ngỏ ý mời hai mẹ con tôi đến nhà ăn cơm…Con gái tôi nhớ bố nên rất vui vẻ, còn tôi thì hơi chút ngượng ngùng nhưng nhìn vẻ mặt con bé và lắng nghe trái tim mình, tôi cũng chiều theo con…
Đến nhà chồng cũ, tuy không còn bất ngờ về bức ảnh cưới cũ của chúng tôi vẫn được lau sạch sẽ treo trang trọng trong ρhòng ngủ của anh.
Tôi vẫn xúc động rơi nước mắt và chợt nghĩ lại ngày xưa yêu nhau biết bao nhiêu kỉ niệm, giờ tình cảm trong lòng tôi vẫn còn nguyên vẹn như xưa nhưng lại mỗi người một ngả…. Ngồi ăn cơm với nhau, chồng cũ bỗng nói với tôi:
"Chúng ta tái hôn đi em. Trước đây anh không tốt, anh đã mải mê công việc mà không quan tâm đến gia đình. Anh đã sai rồi, hãy thứ lỗi cho anh. Tình cảm anh dành cho em vẫn như vậy, chỉ là anh chưa biết cách thể hiện để em hiểu mà thôi..!"
Nghe chồng cũ nói xong, tôi bật khóc và nói:
"Em cũng có lỗi…! Anh đi làm đã mệt mỏi rồi, về đến nhà em vẫn muốn anh làm những việc này việc kia, chiều theo ý em. Sau này, em sẽ quan tâm đến anh và chúng ta sẽ cố gắng cùng nhau nuôi con thật tốt anh nhé…!". Chồng cũ ôm tôi thật chặt vào lòng, giờ tôi mới cảm nhận được thực sự chúng tôi vẫn cần có nhau…!
(Sưu tầm)

Monday, December 30, 2024

Nguyễn Chương-Mt · CHỮ = TỰ (字) = WORD / "CHỮ" KHÔNG PHẢI LÀ "TỪ" (詞)

1/ "CHỮ", rất thuần Việt, sao không dùng mà cứ gọi là "từ"? Chẳng hạn, "bài diễn văn này có 500 CHỮ (words)", không dùng như rứa mà cứ gọi là "500 từ"; rồi "những từ này", ủa, sao không viết là "những CHỮ này"?... Nhiều lắm, vô số kể, nhiều người trong chúng ta giờ đây cũng bị nhiễm viết/gọi là "từ" thay vì "chữ"!
Quí bạn có bao giờ thắc mắc, lấy làm lạ, rằng: tiếng thuần Việt gọi là "CHỮ", hay quá sức, mà vì sao bị trục xuất dần dần từ sau năm 1975, đến nay gần như biến mất tiêu, bị bức tử?
2/ Mà dù có dùng âm Hán-Việt đi nữa thì cũng phải dùng cho đúng. "Từ" đâu hoàn toàn đồng nghĩa với "CHỮ" mà ham!
"CHỮ", nếu dùng âm Hán-Việt, là "tự" (字) - chẳng hạn, "Hán tự" (漢字) nghĩa là "chữ Hán", đâu ai ấm ớ đi gọi là ... "Hán từ"!
Còn "từ" (詞), nghĩa là gì? "Từ" nghĩa là lời nói, như "ngôn từ" (言詞); "từ" nghĩa là một đoạn văn, một bài viết, như "ca từ" (歌詞) là lời bài ca, như "diễn từ" (演詞) là cả một bài diễn văn...
Tức là, khi bạn viết như ri "bài diễn văn này có 500 từ", là ... SAI!; bởi vì cả một bài diễn văn đó gộp thành "TỪ", và trong bài diễn từ này có "500 TỰ" (nếu vẫn ưng dùng âm Hán-Việt), hay "500 CHỮ".
3/ Sao lại xảy ra tình trạng lẫn lộn, "râu ông đem cắm cằm bà" như rứa?
"Từ" còn mang tính chất của một đơn vị ngôn ngữ, chẳng hạn "danh từ" (名詞), "động từ" (動詞)...
Ví dụ: "đình" (庭) là danh từ, ở đây danh từ chỉ có 1 chữ (tự). Thấy gì? Danh từ "đình" có 1 chữ, thành thử khối người ba chớp ba nháng giải thích - đó, "từ" tức là "chữ".
Xem tiếp. "Gia đình" (家庭) là danh từ, ở đây danh từ gồm có 2 chữ (tự), ở đây "từ" nhiều hơn "chữ" rồi đa!
Tóm lại:
a) CHỮ là "tự" (字)
b) "Từ" (詞) là tập hợp của nhiều "tự", tức tập hợp nhiều CHỮ (ít nhứt là 1, và trở lên).
CHỮ, như vậy, không đồng nhứt với "từ".
c) Tốt nhứt, hay nhứt, là hãy cùng nhau trở lại với cách dùng thuần Việt, gọi là "CHỮ"!
Chẳng hạn, "đoạn văn kia có 300 CHỮ", "tôi xin viết ra đây mấy CHỮ...", "nhóm CHỮ sau đây..." (đừng viết "cụm từ", "nhóm từ", bởi vì xin nhắc lại, "từ" là đã bao hàm số nhiều rồi, là cả "nhóm", "cụm" rồi).
Các thế hệ ngày trước, khi có chữ Quốc ngữ, phân định rạch ròi: "chữ cái" (letter), "CHỮ" (word). "Chữ", "chữ cái" đều là quốc âm (Nam âm) của tiếng Việt!
"Chữ cái" (a,b,c...) là chữ cái (letter) Latin, nơi tiếng Anh, Pháp, Đức, rồi Việt Nam đều giống nhau, NHƯNG - xin chú ý - khi gọi là CHỮ (word) thì KHÁC nhau! Chữ Quốc ngữ (chữ của tiếng Việt): "người mẹ", Chữ Anh (chữ của tiếng Anh): "mother", Chữ Pháp: "mère", Chữ Đức: "Mutter".
------------------------------------------------------------

https://www.facebook.com/nguyenchuong158/

Thursday, December 26, 2024

THÁP CHÀM, NGƯỜI CHÀM - Nguyễn Chương-Mt

Nguyễn Chương-Mt
12h ·
Bài dưới đây để rộng đường tham khảo, sẵn sàng đón nhận ý kiến đa chiều trong tinh thần cầu tiến.

THÁP CHÀM, NGƯỜI CHÀM
* Cách gọi "Chăm", chú ý, chỉ mới xuất hiện "qui định" từ 1979 trở lại đây mà thôi; trong khi "CHÀM" đã là cách gọi của người Việt suốt VÀI TRĂM NĂM và người CHAM cũng chấp nhận cách gọi "CHÀM" từ người Việt, đã lâu rồi.
* Rất thú vị, hiện nay vẫn đang định vị với tên gọi "Thành phố Phan Rang - Tháp CHÀM" (không gọi "Chăm") thuộc tỉnh Ninh Thuận!
&1&
Có một số người cho rằng nói "CHÀM" là không phải phép, là miệt thị (?!). Nhà nghiên cứu Inrasara lên tiếng (trong bài "Chăm hay CHÀM đúng?"):
"Người viết bài này (Inrasara) năm 1994 vẫn có một tiểu luận đăng trên tạp chí Văn học: "Ca dao - dân ca, tiếng nói trữ tình của dân tộc CHÀM" hay có bài thơ có tên là "Apsara, vũ nữ CHÀM" (Tháp nắng, 1996). Tôi phân biệt đối xử với chính tôi à?".
Anh Inrasara phân tích, diễn giải. Theo đó:
- "CHÀM" là do người Việt phiên âm chữ CHAM (hay CAM). CHAM trong akhar thrah, chữ truyền thống Cham, viết không có dấu âm, đọc là "Cham".
Cả người Thái, người Lào hay Khmer cũng đọc là "Cham".
- Trước 1979, suốt miền Trung không có gọi "Chăm" mà chỉ có CHÀM, gọi Tháp Chàm, Cù lao Chàm, giếng Chàm...
- Trước 1975, người CHAM bản xứ khi dùng tiếng Việt vẫn dùng thuật ngữ "CHÀM" trong mọi lĩnh vực: như "Trung tâm văn hóa Chàm"; "Nội san Panrang, tiếng nói của cộng đồng sắc tộc Chàm - Ninh Thuận"; Tự điển Chàm - Việt - Pháp.v.v...
(hết trích)
&2&
Trong tiếng Anh, ghi: Cham.
Người Tàu phiên âm đọc /Zhàn/, ghi 佔 (chữ Hán này kéo theo âm Hán-Việt là "chiêm");
Trong tiếng Hindi: चाम, đọc là chaam (gần với phát âm "chàm");
Người Việt đọc "CHÀM", ghi bằng chữ Nôm 𪷞 (ký tự này KHÔNG có trong chữ Hán)!
Cách gọi "CHÀM" (ghi chữ Nôm 𪷞), do người Việt phiên âm khi tiếp xúc với tộc người bổn xứ nơi Đàng Trong, cách đây đã hơn 400 năm!
(có vài người thay vì "CHÀM", lại ghi "Chăm" bằng ký tự... 佔, ồ, đây là chữ Hán mà âm Hán-Việt đọc rõ rành là "chiêm")
&3&
"Giờ đây, nhân loại mới có thể nhận diện ít nhiều được lộ trình – vận mệnh của một dân tộc mạnh mẽ vào bậc nhất của Đông Nam Á xa xưa mà nay chỉ còn trong cổ sử và huyền thoại", trích từ bài "Theo dòng thơ về Champa" của Tuệ Lãng.
Mời đọc những dòng suy tưởng trích từ bài Tuệ Lãng:
"... Trước dòng lưu chuyển cuồn cuộn của đời sống hiện đại, người ta lại trở về trước những ngọn tháp, đứng bên cạnh những thiên thần, vũ nữ, cây lá và thú vật sống động trên đá để tắm mình trong một thế giới huyền thoại và để đắm mình trong suy tư…
… Đây, những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng CHÀM lở lói rỉ rên than
(trích tập thơ "Điêu tàn" của Chế Lan Viên)
... Có người nhìn thấy con bò đá canh giữ vòm trời tinh tú cứ " trầm tư như một nhà hiền triết"; điệu luân vũ của những apsara vẫn tràn đầy gợi cảm và sắc màu hoan lạc,…
Em vào trong đá
Nụ cười bí mật
Từ đá em ra vồng ngực
Tôi không dám lên đền
Sợ nhìn đổ nát vòm thiêng
(nhà thơ Hoàng Hưng – bài "Trưa CHÀM")
(hết trích)
THAY LỜI KẾT
Khi quí bạn đến miền duyên hải ngoài Trung, từ hàng trăm năm đã có những câu ca dao của người Việt, như:
"Ai về Tuy Phước ăn nem
Ghé qua Hưng Thạnh mà xem tháp CHÀM"
"Ngó lên trên đỉnh tháp CHÀM
Nhớ ai như nhớ bóng nàng năm xưa"
Đó, hiện nay, có thành phố mang tên "Phan Rang - Tháp CHÀM" (không gọi tháp "Chăm").
Bởi vì, theo Inrasara, "CHÀM còn nguyên bản, còn truyền thống hơn, nên chính xác hơn "Chăm"./.
------------------------------------------------------------
Hình ảnh Đền tháp, theo tiếng Chàm (Cham), PO KLAUNG YĂGRAI 1151-1205 (bây giờ thấy ghi Po Klong Garai). Một nguồn khác cho rằng PO KLAUNG YĂGRAI và Jaya Indravarman IV ( जय इन्द्रवर्मन् ) có thể là cùng một người.
"Jaya"(जय) thuộc về Tước (nghĩa của Jaya là "Chiến thắng"); "- varman" (वर्मा, nghĩa "Tấm khiên") thuộc về Hiệu, dành cho những người đứng đầu Champa.
"Indra" là tên một vị thần chiến binh, trong Ấn Độ giáo Rigveda.

https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=2064620860638550&id=100012719672028

Monday, December 23, 2024

BA CÁI THIẾU KINH NIÊN CỦA NGƯỜI GIÀ - Bs Đỗ Hồng Ngọc

Già thì khổ, ai cũng biết. Sanh lão bệnh tử! Nhưng già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao! Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái giú ép. Cái sướng đầu tiên của già là biết mình… già, thấy mình già, như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây.

Nhiều người chối từ già, chối từ cái sự thật đó và tìm cách giấu cái già đi, như trái chín cây ửng đỏ, mềm mại, thơm tho mà ráng căng cứng, xanh lè thì coi hổng được. Mỗi ngày nhìn vào gương, người già có thể phát hiện những vẻ đẹp bất ngờ như những nếp nhăn mới xòe trên khóe mắt, bên vành môi, những món tóc lén lút bạc chỗ này chỗ nọ, cứng đơ, xơ xác… mà không ngờ nhanh vậy!

Thực tế con người ta có cái khuynh hướng dễ thấy khổ hơn. Khổ dễ nhận ra còn sướng thì khó biết! Một người luôn thấy mình sướng thì không khéo người ta nghi ngờ là có vấn đề về tâm thần!

Nói chung, người già có ba nỗi khổ thường gặp nhất, nếu giải quyết đựơc sẽ giúp họ sống "trăm năm hạnh phúc":

MỘT LÀ THIẾU BẠN

Nhìn qua nhìn lại, bạn cũ rơi rụng dần… Thiếu bạn, dễ hụt hẫng, cô đơn và dĩ nhiên… cô độc. Từ đó dễ thấy mình bị bỏ rơi, thấy không ai hiểu mình!.

Người già chỉ sảng khoái khi được rôm rả với ai đó, nhất là những ai "cùng một lứa bên trời lận đận"… Gặp đựơc bạn tâm giao thì quả là một liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào có thể biên toa cho họ mua được!

Để giải quyết chuyện này, ở một số nước tiên tiến, người ta mở các phòng tư vấn, giới thiệu cho những người già cùng sở thích, cùng tánh khí, có dịp làm quen với nhau. Người già tự giới thiệu mình và nêu "tiêu chuẩn" người bạn mình muốn làm quen.

Rồi họ dạy người già học vi tính để có thể "chat", "meo" với nhau chia sẻ tâm tình, giải tỏa stress… Thỉnh thỏang tổ chức cho các cụ họp mặt đâu đó để được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, dòm ngó, khen ngợi hoặc… chê bai lẫn nhau. Khen ngợi chê bai gì đều có lợi cho sức khỏe! Có dịp tương tác, có dịp cãi nhau là sướng rồi. Các tế bào não sẽ đựơc kích thích, đựơc hoạt hóa, sẽ tiết ra nhiều kích thích tố. Tuyến thượng thận sẽ hăng lên, làm việc năng nổ, tạo ra cortisol và epinephrine làm cho máu huyết lưu thông, hơi thở trở nên sảng khóai, rồi tuyến sinh dục tạo ra DHEA (dehydroepiandoster one), một kích thích tố làm cho người ta trẻ lại, trẻ không ngờ!…

Dĩ nhiên phải chọn một nơi có không khí trong lành. Hoa cỏ thiên nhiên. Thức ăn theo yêu cầu. Gợi nhớ những kỷ niệm xưa… Rồi dạy các cụ vẽ tranh, làm thơ, nắn tượng… Tổ chức triển lãm cho các cụ. Rồi trình diễn văn nghệ cây nhà lá vườn. Các cụ dư sức viết kịch bản và đạo diễn. Coi văn nghệ không sướng bằng làm văn nghệ!

* CÁI THIẾU THỨ HAI LÀ THIẾU ĂN!

Thực vậy. Ăn không phải là tọng là nuốt là xực là ngấu nghiến… cho nhiều thức ăn! Ăn không phải là nhồi nhét cho đầy bao tử! Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều thứ nuốt không trôi lắm! Chẳng hạn ăn trong nỗi sợ hãi, lo âu, bực tức; ăn trong nỗi chờ đợi, giận hờn thì nuốt sao trôi? Nuốt là một phản xạ đặc biệt của thực quản dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Một người trồng chuối ngược vẫn có thể nuốt được dễ dàng! Nhưng khi buồn lo thì phản xạ nuốt bị cắt đứt!

Nhưng các cụ thiếu ăn, thiếu năng lựơng phần lớn là do sợ bệnh, kiêng khem quá đáng. Bác sĩ lại hay hù, làm cho họ sợ thêm! Nói chung, chuyện ăn uống nên nghe theo mệnh lệnh của… bao tử.

"Listen to your body". Hãy lắng nghe sự mách bảo của cơ thể mình! Cơ thể nói… thèm ăn cái gì thì nó đang cần cái đó, thiếu cái đó! Nhưng nhớ ăn là chuyện của văn hóa! Chuyện của ngàn năm, đâu phải một ngày một buổi. Món ăn gắn với kỷ niệm, gắn với thói quen, gắn với mùi vị từ thuở còn thơ! Người già có thể thích những món ăn… kỳ cục, không sao. Đừng ép! Miễn đủ bốn nhóm: bột, đạm, dầu, rau… Mắm nêm, mắm ruốc, mắm sặc, mắm bồ hóc, tương chao… đều tốt cả. Miễn đừng quá mặn, quá ngọt…là đựơc. Cách ăn cũng vậy. Hãy để các cụ tự do tự tại đến mức có thể đựơc. Đừng ép ăn, đừng đút ăn, đừng làm "hư" các cụ!

Cũng cần có sự hào hứng, sảng khoái, vui vẻ trong bữa ăn.. Con cháu hiếu thảo phải biết… giành ăn với các cụ. Men tiêu hoá được tiết ra từ tâm hồn chớ không chỉ từ bao tử.

* CÁI THIẾU THỨ BA LÀ THIẾU VẬN ĐỘNG!

Già thì hai chân trở nên nặng nề, như mọc dài ra, biểu không chịu nghe lời ta nữa! Các khớp cứng lại, sưng lên, xương thì mỏng ra, dòn tan, dễ vỡ, dễ gãy!

Bác sĩ thường khuyên vận động mà không hướng dẫn kỹ dễ làm các cụ ráng quá sức chịu đựng, lâm bệnh thêm. Phải làm sao cho nhẹ nhàng mà hiệu quả, phù hợp với tuổi tác, với sức khỏe. Phải từ từ và đều đều. Ngày xưa người ta săn bắn, hái lượm, đánh cá, làm ruộng, làm rẫy… lao động suốt ngày. Bây giờ chỉ ngồi quanh quẩn trong bốn bức tường trước TV!. Có một nguyên tắc "Use it or lose it!" Cái gì không xài thì teo! Thời đại bây giờ người ta xài cái đầu nhiều quá, nên "đầu thì to mà đít thì teo". Thật đáng tiếc!

Không cần đi đâu xa. Có thể tập trong nhà. Nếu nhà có cầu thang thì đi cầu thang ngày mươi bận rất tốt. Đi vòng vòng trong phòng cũng được. Đừng có ráng lập "thành tích" làm gì! Tập cho mình thôi.. Từ từ và đều đều… Đến lúc nào thấy ghiền, bỏ tập một buổi… chịu hổng nổi là được!

Nguyên tắc chung là kết hợp hơi thở với vận động. Chậm rãi, nhịp nhàng. Lạy Phật cũng phải đúng… kỹ thuật để khỏi đau lưng, vẹo cột sống. Đúng kỹ thuật là giữ tư thế và kết hợp với hơi thở. Đó cũng chính là thiền, là yoga, dưỡng sinh…! Vận động thể lực đúng cách thì già sẽ chậm lại. Giảm trầm cảm, buồn lo. Phấn chấn, tự tin. Dễ ăn, dễ ngủ…

Tóm lại, giải quyết được "ba cái lăng nhăng" đó thì có thể già mà… sướng!

ĐỖ HỒNG NGỌC

--
I trust in the mercy of God for ever. (Psalms 52:10)